Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ.
Mục lục
Page Builder là gì?
Những plugins nào hỗ trợ Page Builder tốt nhất hiện nay?
Rất nhiều người đã từng dùng Visual Composer và thích thú với khả năng tạo ra nhiều thiết kế đẹp từ nó.
Nhưng bạn có biết Visual Composer hiện không phải là Page Builder tốt nhất ?
Nắm rõ về cách thức hoạt động của Page Builder & ưu nhược điểm sẽ giúp chúng ta lựa chọn Theme phù hợp, vì hầu hết các theme chuẩn SEO hiện nay đều hỗ trợ ít nhất 1 Page Builder để người dùng mở rộng các thiết kế theo ý minh!
Trước hết, ta phải tìm hiểu một xíu về Page Builder và cách thức hoạt động của chúng!
Giới thiệu Page Builder
Page Builder là gì?
Page Builder là trình dựng trang hỗ trợ kéo thả (drag & drop). Mục đích của các plugins Page Builder là giúp người dùng dễ dàng tạo ra những giao diện theo ý thích mà không cần phải có kiến thức về code.
Chỉ cần bạn kéo thả các block mình muốn để tạo ra một Page mới!
Đối với người dùng bình thường, Page Builder giúp họ chỉnh sửa lại các trang demo có sẵn theo ý mình.
Còn với các Webmaster chuyên nghiệp, Page Builder giúp họ nhanh chóng tạo ra những giao diện theo ý thích của khách hàng mà không cần thiết kế lại theme WordPress.
Với các Page Builder mạnh mẽ như Elementor Pro, Beaver Builder hay Visual Composer, người dùng chỉ cần một theme WordPress đơn giản vẫn có thể tạo được nhiều giao diện phức tạp cho các loại trang web khác nhau, cái mà bản thân mỗi theme không thể làm được.
Phân biệt plugin Page Builder và Theme Builder (Framework)
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Page Builder và Theme Builder!
Page Builder là các plugins, hoạt động trên website đã cài sẵn theme.
Tác dụng của Page Builder là tạo ra các page và post có giao diện/thiết kế theo ý của người dùng. Như vậy, Page Buider tác động tới phần Front-End của trang web!
Theme Builder, thực chất là các Theme Framework hỗ trợ tạo Theme kiểu kéo thả.
Tức là bạn sẽ tạo ra một theme WordPress với những tính năng mình thích bằng cách kéo thả các modules có sẵn. Theme Builders tác động lên phần Back-End của trang web.
Có 4 Theme Frameworks hỗ trợ tạo theme kiểu kéo thả (Theme Builder) nổi tiếng là:
- Ultimatum.
- NexusThemes.
- PageLines .
- Headway .
Từ năm 2018, Theme Builder Framework không còn quá phổ biến vì các trình Page Builder nổi tiếng đã bắt đầu hỗ trợ các tính năng Theme Builder.
Xét về tính năng Page Builder đơn thuần, thì các plugin chỉ hỗ trợ thay đổi thiết kế của Page & Post, còn các thành phần khác như Header, Footer hay các trang của WooCommerce thì Page Builder trước đây thường không hỗ trợ.
Các tính năng Theme Builder cho phép kéo thả để Tạo lại thiết kế các thành phần Header – Footer – Post – WooCommerce Page và nhiều thành phần khác!
Hiện nay, Elementor Pro là Page Builder hỗ trợ Theme Builder tốt nhất, sau đó đến Visual Composer, Brizy,… các plugin khác cũng bắt đầu hỗ trợ tương tự.
Các tiêu chí đánh giá Page Builder tốt nhất 2022
Để so sánh các plugins Page Builder, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố chính:
- Giá cả: Free – Premium – Có unlimited licenses không (dùng không giới hạn sites)?
- Tính năng: khả năng tùy chỉnh (options) nhiều, số lượng modules, templates được tích hợp sẵn để người dùng lựa chọn và có thể sửa đổi nhanh chóng.
- Dễ dùng: giao diện dễ làm quen, hỗ trợ chỉnh sửa từ Back-end và Front-End (Live Editing).
- Tính tương thích: có thể dùng với đa số các themes wordpress ?
- Code nhẹ và chuẩn SEO, ít lỗi và ít hao tốn tài nguyên hosting khi dùng.
- Phương thức hoạt động: sinh ra shortcode (Shortcode Driven) hay không.
Hai tính năng chủ đạo trong năm 2022 là:
- Tương thích hoàn toàn với Gutenberg Editor – Trình Editor mặc định của WordPress kể từ version 5.
- Hỗ trợ Theme Builder: Header & Footer Builder, WooCommerce Product Page Builder….
Shortcode Driven là gì?
Các plugins như Visual Composer, Divi Builder…tạo pages theo phương thức tạo shortcodes – shortcode driven.
Nếu tắt plugins đi, nội dung của các pages sẽ trở nên xấy xí với một mớ thẻ shortcodes. Như hình bên dưới khi chúng ta tắt Visual Composer:
Đây là một hạn chế lớn vì nó bắt bạn phải luôn dùng plugins dù không còn nhu cầu nữa!
Các plugin Page Builder thế hệ mới như Elementor, Brizy, King Composer… dùng Widget để xây dựng thiết kế – tương tự như Genesis Theme nhưng hỗ trợ kéo thả trong Live Customizer và tích hợp nhiều tùy chọn thiết kế phức tạp hơn Genesis nhiều.
TOP 10 PLUGIN PAGE BUILDER TỐT NHẤT 2022
Đứng đầu danh sách là cái tên mới, nhưng đang tạo ra một cơn sốt trong cộng đồng WordPress Webmasters trên thế giới, Elementor Pro:
1. Elementor
Tháng 6/2016, bản free của Elementor được giới thiệu, đến tháng 11 đã có hơn 100.000 lượt tải. Đó là tiền đề để Elementor Pro ra mắt vào cuối năm 2016 và làm thay đổi cuộc chiến giữa các Page Builder (hihi).
Hàng loạt blog wordpress nổi tiếng như WPBeginner, WPKube, WPColt, Athemes, Colorlib…đều xếp hạng 5 sao cho tân binh Elementor Pro!
Elementor Pro thực sự là một bước tiến mới trong lĩnh vực WordPress Page Builder.
Plugin này hỗ trợ cực tốt cả Back-end và Front-end, đặt biệt tính năng Live Editing hoạt động mượt mà và hiệu quả đến khó tin.
Người dùng có thể tùy chỉnh từ bố cục tổng quát (page layout) cho đến các chi tiết thiết kế từng thành phần và cả hiệu ứng động!
Elementor Pro cũng hỗ trợ hoàn hảo cho tùy chỉnh thiết kế responsive trên các thiết bị tablets và mobile.
- Với người dùng chưa có kinh nghiệm, các modules và templates có sẵn cùng giao diện trực quan giúp việc tạo pages với thiết kế đẹp, chuyên nghiệp khá dễ dàng.
- Đối với người dùng thích mày mò và có kiến thức thiết kế, hàng loạt options nâng cao của Elementor Pro cho phép họ tạo ra những thiết kế đặt trưng, độc đáo mà không cần phải gõ bất kỳ dòng code css hay html nào!
Elementor dẫn đầu cuộc đua Theme Builder
Năm 2021, Elementor Pro có những bước tiến chóng mặt khi hỗ trợ các tính năng Theme Builder – cho phép thiết kế lại tất cả các phần của Website như Header & Footer, Single Post, Archive Page….
Đáng kế nhất là WooCommerce Page – giúp tùy biến thiết kế các thành phần của shop bán hàng.
Woo Builder là tính năng người dùng WordPress ao ước từ lâu, đã có một số Plugin hỗ trợ nhưgn chưa có plugin nào làm được điều đó một cách dễ dàng & ấn tượng như Elementor.
Elementor là tiêu chuẩn mới của Theme WordPress
Với tính năng vượt trội, Elementor khiến thị trường Theme WordPress phải đi theo mình. Hầu hết các thương hiệu theme lớn nhất thế giới đều bắt đầu hỗ trợ Elementor, cả theme free lẫn thương mại. Có thể kể đến StudioPress (Genesis), WP Astra, OceanWP, GeneratePress, Theme-Junkie, CSSIgniter, …
Từ giữa năm 2018, chợ Themes lớn nhất thế giới Themeforest bắt đầu bùng nổ các themes hỗ trợ Elementor Pro, rất nhiều nhà phát triển lớn bắt đầu chuyển sang Elementor Pro thay vì chỉ hỗ trợ Visual Composer.
Ví dụ điển hình là Jupiter, Maketo, Phlox, Total, Electro, DynamiX,…
Hiện nay, lượng khách hàng yêu cầu tác giả hỗ trợ Elementor cho theme ngày càng đông, nên chắc chắn rất nhiều themes khủng sẽ tiếp tục tích hợp Elementor trong năm 2022
Các tính năng nổi bật của Elementor Pro
- Hỗ trợ Live Editing cực nhanh và mượt.
- Tích hợp nhiều modules và templates đẹp, hiện đại và cập nhật thêm liên tục.
- Có nhiều options nâng cao để cho người dùng thích tạo thiết kế riêng.
- Code chuẩn SEO, nhẹ (chỉ 200kb), không gây nặng hosting.
- Tương thích với hầu hết các themes hiện nay. Kể cả 2 thương hiệu khó tính là Genesis Framework và ThriveThemes.
- Non Shortcode-Driven (không tạo shortcodes): GREAT!
- Tương thích hoàn toàn Gutenberg Editor & WordPress 5
- Hỗ trợ Theme Builder: Header – Footer – Woo… mọi thứ đều có thể tùy biến lại.
Giá:
- Có bản Free trên WP Repository
- Bản Pro từ $49 (1 site) đến $199 (unlimited sites) /năm.
2. Beaver Builder
Beaver Builder – có giá lên tới $399/ năm, và hiện có gần 300.000 websites đang dùng nó, đủ thấy chất lượng của plugins này.
Beaver Builder có tích hợp sẵn rất nhiều modules & templates để bạn dùng hoặc chỉnh sửa lại theo ý mình. Họ còn cung cấp một Beaver Builder Theme rất mạnh mẽ!
Các tính năng nổi bật của Beaver Builder:
Trong số những plugin Page Builder tốt nhất hiện nay, Beaver Builder dễ dùng nhất, hoạt động nhẹ nhàng nhất và có tính tương thích cao nhất.
- Tính năng Live Editing cho phép bạn chỉnh sửa nóng từng chi tiết nhỏ nhất của thiết kế một cách trực quan nhất ngay trên Front-end!
- Dễ dùng: Beaver Builder dễ dùng nhất trong số các plugins Page Builder hiện nay.
- Tính tương thích: dùng được với mọi loại themes, kể cả Genesis Framework và Thrive.
- Code nhẹ và chuẩn SEO: nếu Visual Composer là con voi già thì Beaver Builder là chú ngựa đua đang tuổi thanh xuân!
- Non Shortcode Driven: GREAT – như Elementor Pro, BB không sinh ra shortcodes!
- Tương thích Gutenberg Editor & WordPress 5
Có thể ở VN bạn ít nghe tới Beaver Builder, một phần vì nó quá đắt, thứ hai là mọi người dùng nhiều themes từ ThemeForest, nơi Visual Composer thống trị. Nhưng với cộng đồng WordPress trên thế giới, Beaver Builder mới là Page Builder được khuyên dùng nhiều nhất. Chẳng cần phải tìm hiểu các hướng dẫn, bật giao diện BB lên, bạn sẽ thấy ngay phải làm gì!
So với Elementor Pro, Beaver Builder không có nhiều bước đột phá nhưng vẫn giữ được sự ổn định – nhẹ nhàng và chất lượng thiết kế tốt.
Giá:
- Có bản Free trên WP Repository Lite Version (giới hạn tính năng khá nhiều).
- Bản Pro từ $99 (1 site) đến $399 (unlimited sites) /năm.
3. Brizy của ThemeFuse
ThemeFuse là thương hiệu theme thiết kế cực nuột – xuất hiện từ 2009 với những theme nổi tiếng như The Core, Hope, Gourmet.
Họ còn nổi hơn nhờ Unyson – WP Theme Framework được dánh giá cao nhất hiện nay, hàng loạt theme khủng ở ThemeForest đang dùng Unyson.
Bộ UI Web Graphics nổi tiếng PixelKit cũng là sản phẩm của ThemeFuse.
Brizy là Page Builder được ThemeFuse đặt nhiều tâm huyết, họ tích hợp toàn bộ design PixelKit cho Brizy, và cũng ngừng cung cấp UI Graphics – toàn bộ tập trung cho Brizy.
Để đánh giá về Brizy, có thể nói: đẹp hơn Divi Builder – dễ dùng như Beaver & mạnh hơn Themify Builder.
So với Elementor và Visual Composer thì Brizy vẫn còn khá non, nhưng tốc độ phát triển của nó đang để người dùng WordPress chờ đợi.
Đầu năm 2019, thương hiệu theme chuẩn SEO bật nhất thế giới Astra (BrainStorm Force) đã tích hợp Brizy bên cạnh Beaver Builder và Elementor.
Giá:
4. WPBakery Page Builder [Visual Composer]
Phân biệt Visual Composer vs WPBakery Page Builder
WPBakery Page Builder – là tên mới của Visual Composer – plugin bán chạy nhất CodeCanyon mọi thời đại!
Từ cuối 2017, nhà phát triển WPBakery đã quyết định đổi tênVisual Composer thành WPBakery Page Builder để tiếp tục bán trên CodeCanyon. Song song đó họ tạo ra một dự án mới – lấy tên Visual Composer – bán riêng!
Plugin Visual Composer (mới) về tính năng thực chất không khác nhiều với WPBakery Page Builder- mục đích tách ra để có thể phát triển dưới dạng Freemium (cung cấp cả bản Free lẫn Premium) nhằm cạnh tranh với các Page Builder đang bùng nổ như Elementor, Beaver Builder hay King Composer…
Xem chi tiết về Visual Composer mới tại đây
Điểm khác biệt của Visual Composer mới & WPBakery Page Builder là:
- VC có phiên bản Free (tính năng khá hạn chế)
- VC cung cấp nhiều loại license: cho 1 site – 3 sites hoặc unlimited sites
- WPBakery Page Builder thì vẫn chơi theo cách của Envato Market: cung cấp single license dành cho 1 site, và cung cấp gói Developer dành riêng cho các nhà phát triển Theme tích hợp vào sản phẩm của họ để người mua được sử dụng miễn phí.
Ở bài viết này, Visual Composer được nhắc tới là cái đã và đang bán trên CodeCanyon và được tích hợp trên các Themes đình đám ở ThemeForest, hiện tại nó có tên là WPBakery Page Builder!
Visual Composer – VC nằm trong TOP Premium plugins được dùng nhiều nhất hiện nay. Có thể bạn không biết hầu hết các Page Builder trong danh sách, nhưng Visual Composer chắc chắn bạn đã nghe qua!
ThemeForest và CodeCanyon trở thành Market về WordPress số 1 thế giới có công rất lớn của Michael M và team WPBakery – nơi ra đời Visual Composer!
Sự xuất hiện của Visual Composer giúp các nhà phát triển theme WordPress có thể tích hợp tùy thích các giao diện demo vào themes một cách dễ dàng.
Nhờ đó, các themes ở ThemeForest đáp ứng hầu như đủ mọi nhu cầu của khách hàng, giúp tăng số lượng bán ra.
Khi cần mua theme WordPress, ai cũng nghĩ ngay đến ThemeForest – nói đến themes bán ở ThemeForest, thì hầu hết tích hợp miễn phí Visual Composer, với hàng chục đến hàng trăm giao diện demo có sẵn để lựa chọn.
Nhưng – Visual Composer ngày càng phình to, chưa kể tới hàng đống addons kèm theo. Yếu tố dễ dùng, code nhẹ và tính khả dụng của Visual Composer là vấn đề gây đau đầu!
Rất nhiều nhà phát triển đã bắt đầu chia tay VC để xây dựng riêng Page Builder cho mình. Tiêu biểu như Avada , X Theme, Flatsome, Sahifa, TheArk…mới đây nhất là Newspaper và Newsmag by Tagdiv đã quyết định dùng Tagdiv Composer từ Version 8!
Ưu điểm Visual Composer:
- Cực kỳ mạnh mẽ: nếu sở hữu Visual Composer và vài bộ Addons của nó, bạn có thể tạo ra vô số các thiết kế tuyệt đẹp mà hầu như các Page Builder khác khó làm được hết.
- Tương thích Gutenberg & WordPress 5
- Hỗ trợ Header & Footer Builder
- Số lượng Addons cực lớn & tương thích với rất nhiều Theme khủng
- Free: nếu mua các themes có sẵn Visual Composer, sẽ được dùng kèm với theme đó (nhất là khi mua themes từ ThemeForest).
Nhược điểm của Visual Composer:
- Ngày càng phình to cả tính năng lẫn thiết kế khiến cho Visual Composer tốn khá nhiều tài nguyên máy chủ, việc chỉnh sửa các trang có thiết kế phức tạp thường lâu và nặng nề.
- Nhiều lỗi Javascripts và hầu như không được support nếu không mua license riêng.
- Tính năng Live Editing giới hạn.
- Khó dùng với người không chuyên do UI phức tạp.
- Shortcode Driven: BAD, khi đã tạo pages từ Visual Composer, bạn sẽ phải dùng nó mãi mãi, hoặc phải bỏ ra nhiều giờ để xóa đống thẻ shortcodes khỏi các nội dung!
Giá:
- Không có bản Free trên WP Repository
- Free nếu themes có tích hợp sẵn Visual Composer.
- $34/ site, update lifetime nếu mua riêng license key.
Visual Composer vẫn còn là plugins Page Builder phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất 2020. Nhưng đang mất dần thị phần và không còn là Page Builder tốt nhất!
5. Thrive Visual Editor
Thrive Visual Editor thực chất là bộ 3 trong 1 plugins nổi tiếng của ThriveThemes, bao gồm Thrive Content Builder – Thrive Landing Pages và Thrive Lightbox.
Với 3 plugins này, bạn có thể tạo ra một websites với những tính năng đắt giá, đặt biệt, nếu bạn là dân Maketing Online và Kiếm tiền Online!
Ưu điểm của Thrive Visual Editor
- Nhanh và dễ dùng, tạo và chỉnh sửa ngay từ Front-End.
- Tương thích với hầu hết các themes.
- Tích hợp rất nhiều Landing Pages.
- Tích hợp sẵn Tables, Opt-in Form, Lightbox, Tables of Content (TOC)…rất tuyệt vời cho trình bày bài viết, phát triển nội dung!
Nhược điểm
- Giá rất đắt – Hiện không còn cung cấp gói License không giới hạn Website.
- Không có nhiều chức năng như các Page Builder khác.
- Không có bản Free trên WP Repository
Thrive Visual Editor không phải là một Page Builder toàn diện như 4 cái tên top đầu, nhưng nó là plugins số 1 cho mục đích Focus Conversion (chú trọng vào tỉ lệ chuyển đổi – yếu tố cực kỳ quan trọng đối với Marketing Online, bán hàng, kiếm tiền online)!
Tốc độ và tính hiệu quả là thứ mà khách hàng đánh giá cao nhất đối với ThriveThemes, và Thrive Visual Editor cũng không ngoại lệ!
Giá:
- Không có bản Free trên WP Repository
- Bản Premium: $67(1 site) đến $147(15 sites) /năm.
6. Divi Builder
Divi (ElegantThemes) là một trong những theme WordPress toàn năng nhất thế giới.
Nhờ tích hợp plugins Divi Builder, người dùng có thể tạo ra mọi loại websites theo yêu cầu. Rất nhiều nhà phát triển WordPress ăn nên làm ra nhờ việc tạo ra các ChildThemes và Premade Layouts cho Divi Theme dựa vào Divi Builder.
Ưu điểm của Divi Builder :
- Code nhẹ, nhanh và chuẩn SEO.
- Hỗ trợ Back-End và Front-End.
- Có rất nhiều Modules + Templates miễn phí (Premade Layout).
- Khả năng tùy biến mạnh mẽ cho người dùng chuyên nghiệp.
Nhược điểm:
- Shortcode Driven.
- Khó dùng cho người mới bắt đầu.
- Tương thích kém, thường xung đột với các plugin phổ biến khiến Page Builder không load được.
Divi Builder + Divi Theme là bộ đôi tuyệt vời dành cho những nhà thiết kế web WordPress nhờ khả năng tùy biến mạnh mẽ và hoạt động rất mượt mà.
Hiện nay Divi Builder có thể hoạt động tốt với hầu hết các theme WordPress phổ biến chứ không chỉ gói gọn cho Divi Theme.
Giá:
- Không có bản Free trên WP Repository
- Bản Premium không bán riêng, mua tài khoản trọn gói ElegantThemes từ $89/năm hoặc $249/ trọn đời.
7. WP Page Builder của Themeum
Themeum cũng là một công ty phát triển WordPress tên tuổi, với hơn 15 nghìn sales trên ThemeForest, các theme nổi bật như Eventum, Vocal, Organic Lite…
(Đừng nhầm lẫn với một tác giả khác trên Themeforest là ThemeNum)
Năm 2018, họ bắt đầu phát triển hệ thống Theme & plugin riêng – cung cấp Unlimited License – trong khi vẫn giữ các sản phẩm trên ThemeForest (cách làm tương tự ProteusThemes).
WP Page Builder được xây dựng dựa trên nhu cầu phát triển hệ thống theme đa dạng của ThemeUm.
Họ đầu tư rất mạnh cho plugin này nên bạn có thể thấy nó được quảng cáo ở khắp các trang WordPress nổi tiếng – kể cả tạp chí Web Design đình đám SmashingMagazine.
Giá:
- Free trên WP Repository
- Bản Premium giá $39/ domain hoặc $99/ unlimited domain
8. KingComposer
KingComposer là một Page Builder mới rất đáng dùng. Tác giả là King-Theme, một nhà phát triển theme WordPress nổi tiếng trên ThemeForest.
KingComposer có khá nhiều nét tương đồng với Elementor Pro. Đặc biệt hỗ trợ Live Editing và Không sinh Shortcodes khi tạo pages.
Dù chưa tạo được tiếng vang lớn như Elementor nhưng KingComposer là một plugins hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh thị trường Page Builder trong thời gian tới.
Hiện bản Free của plugins này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
Bản Pro của KingComposer đang được rất nhiều nhà phát triển lớn tích hợp vào theme như một tùy chọn với Visual Composer và Elementor Pro.
Giá:
9. SiteOrigin Page Builder
Nói đến giải pháp miễn phí thay thế cho Visual Composer, người ta thường đề cập đến SiteOrigin Page Builder, plugin này miễn phí, chuẩn SEO và có đầy đủ khả năng tạo ra các trang có thiết kế phức tạp.
Đặc điểm của SiteOrigin là nó tạo pages bằng các widgets, chỉ cần kéo thả các widgets được tích hợp sẵn để tạo pages, nó cũng cho phép bạn kéo thả các widgets của plugins khác. Hiện có khá nhiều plugins dưới dạng Addons của SiteOrigin Page Builder để thêm nhiều widgets giúp đa dạng hơn các thiết kế.
Ưu điểm của SiteOrigin Page Builder:
- Hoàn toàn Free.
- Tương thích với hầu hết các themes hiện nay.
- Nhẹ, chuẩn SEO và rất dễ dùng.
- Non – Shortcode Driven: GREAT.
Hạn chế của SiteOrigin Page Builder:
- Không hỗ trợ Front-End (Live Editor).
- Khá ít tùy chọn (options) và tích hợp ít widgets.
10. Themify Builder
Themify là thương hiệu theme WordPress sáng lập bởi Nick La, một tên tuổi lớn trong cộng đồng Web Designers thế giới!
Các themes của Themify nổi tiếng nhanh, nhẹ và chuẩn SEO đều được tích hợp sẵn Themify Builder để người dùng tùy biến giao diện theo ý mình.
Tính năng của Themify Builder khá tương đồng với SiteOrigin, nhưng các modules và templates có thiết kế đẹp và bóng bẩy hơn.
Điểm hạn chế của Themify Builder là khá khó dùng và sinh ra shortcodes khi tạo pages!
Giá:
11. Cornerstone
Bạn có nghe qua Cornerstone Page Builder?
Có thể chưa. Nhưng chắc chắn bạn biết X Theme, một trong những Multipurpose Theme bán chạy nhất mọi thời đại bên cạnh Avada. Cornerstone chính là cỗ máy bên trong X Theme, giúp người dùng tha hồ tạo ra các giao diện mới.
Sau một thời gian gắn chặt với X Theme, tháng 3/2016 Cornerstone Page Builder đã chính thức ra riêng ở CodeCanyon với giá $39/site, và hoạt động tốt trên hầu hết các theme WordPress khác.
Ưu điểm của Cornerstone:
- Giao diện kiểu ứng dụng, rất hiện đại và trực quan. Hỗ trợ Live CSS Editing.
- Tích hợp hàng trăm blocks, modules, templates rất đẹp để bạn chỉnh sửa lại và nhanh chóng có được thiết kế ưng ý.
- Khắc phục được nhiều lỗi thường gặp trên Visual Composer.
Nhược điểm:
- Không toàn diện như nhiều Page Builder khác.
- Shortcode Driven.
Giá:
12. MotoPress Content Editor
MotoPress là page builder đáp ứng các tiêu chí nhẹ – đơn giản – rất dễ dùng. Với vài chục modules rất đẹp có sẵn cùng cách sắp xếp khoa học và minh họa trực quan, bạn không phải mất nhiều thời gian để tạo một page ưng ý.
Hạn chế lớn nhất của MotoPress là nó khá ít tùy chỉnh, do đó sẽ khó khăn khi cần tạo những thiết kế phức tạp.
Giá:
KẾT LUẬN
Ngày càng có nhiều plugins Page Builder chất lượng được giới thiệu, cả free lẫn premium, giúp cho người dùng không chuyên có thể tự tay thiết kế giao diện trang web theo ý mình mà vẫn giữ được nhưng tiêu chuẩn như tối ưu SEO, thiết kế đẹp – hiện đại & thu hút.
Qua bài giới thiệu 10 plugins Page Builder tốt nhất, hi vọng các bạn có thể chọn được cho mình một Page Builder ưng ý nhất!
Riêng với VHW, nếu theme không tích hợp sẵn Page Builder, thì Elementor Pro hay Beaver Builder là những lựa chọn không thể tốt hơn trong năm 2022 này!
Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ.