Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ. Các bạn đi ngang nếu được cho Lâm 1 like và 1 đăng ký kênh Youtube nhé !!
1 địa chỉ IPv4 có 4 khối được phân tách bởi dấu chấm thứ tự sẽ là A.B.C.D (A,B,C,D chạy từ 0-255). Vậy IP khác Class C là khác ở block số 3. Đương nhiên đã khác ở lớp C rồi thì Lớp D là khác nhau
Trước hết ta cần hiểu khái niệm IPv4 là gì?
IPv4 là Giao thức Internet phiên bản 4 (viết tắt IPv4, từ tiếng Anh Internet Protocol version 4) là phiên bản thứ tư trong quá trình phát triển của các giao thức Internet (Internet Protocol). Đây là phiên bản đầu tiên của IP được sử dụng rộng rãi. Hiện tại, IPv4 vẫn là giao thức được triển khai rộng rãi nhất trong bộ giao thức của lớp internet. IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6) hiện cũng đã được triển khai nhưng chưa phổ biến.
Đối với việc SEO từ khóa trên google và các bộ máy tìm kiếm khác, thì việc sử dụng SEO Hosing khác C là rất quan trọng. Sử dụng SEO Hosting giúp nâng cao thứ hạng từ khóa và có thể tránh được thuật toán Penguin của google. Nếu các website cùng IP có nhiều link trỏ sang nhau thì việc bị google phạt là điều không thể tránh khỏi.
1 địa chỉ IPv4 có 4 khối được phân tách bởi dấu chấm thứ tự sẽ là A.B.C.D (A,B,C,D chạy từ 0-255). Vậy IP khác Class C là khác ở block số 3. Đương nhiên đã khác ở lớp C rồi thì Lớp D là khác nhau.
Ví dụ cụ thể như sau:
115.146.121.91
115.146.122.91
115.146.123.99
=> 3 IP này là 3IP khác Class C
IPv4 sử dụng 32 bits để đánh địa chỉ, theo đó, số địa chỉ tối đa có thể sử dụng là 4.294.967.296 (232). Tuy nhiên, do một số được sử dụng cho các mục đích khác như: cấp cho mạng cá nhân (xấp xỉ 18 triệu địa chỉ), hoặc sử dụng làm địa chỉ quảng bá (xấp xỉ 16 triệu), nên số lượng địa chỉ thực tế có thể sử dụng cho mạng Internet công cộng bị giảm xuống. Giải pháp là sử dụng NAT hoặc phát triển IPv6.
Hiện cũng có khá nhiều Trung tâm dữ liệu sử dụng IPv6, nhiều nhà cung cấp tên miền cũng hỗ trợ IPv6. Nhưng vẫn hé lộ nhiều nhược điểm và chưa có nhiều nền tảng hỗ trợ. Hi vọng sắp tới chúng ta sẽ được sử dụng IPv6, tài nguyên sử dụng IP sẽ nhiều và rẻ hơn hiện nay 🙂
Giải pháp tên miền dễ nhớ thay thế cho địa chỉ IP
Các thiết bị mạng bản chất vẫn sử dụng IP để giao tiếp với nhau. Tuy nhiên người dùng sẽ RẤT khó khăn để có thể nhớ địa chỉ IP này (Có thể nói là không nhớ được). Để giải quyết vấn đề này, hệ thống tên miền (DNS: Domain Name System – Domain name server) ra đời. Có thể xem DNS có cấu trúc gồm hai cột, một cột là địa chỉ IP, cột còn lại là tên miền. Khi người dùng gõ một tên miền vào trình duyệt, tên miền này sẽ được gửi đến một máy chủ DNS để “dịch” tên miền này sang địa chỉ IP, là địa chỉ được sử dụng để các thiết bị mạng giao tiếp với nhau. Như vậy việc truy cập giữa các thiết bị mạng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ với giải pháp này, hiện nay việc sử dụng website trở nên phổ biến, Email và rất nhiều các dịch vụ khác cũng “ăn theo” Domain Name System này.
Phân lớp địa chỉ
Ban đầu, một địa chỉ IP được chia thành hai phần:
Network ID: Xác lập bởi octet đầu tiên
Host ID: Xác định bởi ba octet còn lại
Với cách chia này, số lượng network bị giới hạn ở con số 256, quá ít so với nhu cầu thực tế.
Để vượt qua giới hạn này, việc phân lớp mạng đã được định nghĩa, tạo nên một tập hợp lớp mạng đầy đủ (classful). Theo đó, có 5 lớp mạng (A, B, C, D và E) được định nghĩa. Lớp A sử dụng 8 bits cho phần network, do đó có tới 24 bits được sử dụng cho phần host. Lớp B dùng 16 bits cho network, 16 bit dành cho host. 24 bits được sử dụng để xác định phần network cho lớp C, do đó, mỗi network của lớp C chỉ còn 8 bit để đánh địa chỉ host. Lớp D được dùng cho địa chỉ multicast còn lớp E sử dụng cho thí nghiệm.
Khoảng năm 1993, lược đồ lớp đã được thay thế bởi lược đồ CIDR (Classless Inter-Domain Routing – Định hướng lớp miền chung). Với lược đồ CIDR, các lớp A, B, C có thể được chia lại thành các mạng nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) để phân phối cho các tổ chức, cá nhân hoặc các mạng cục bộ khác nhau.
Việc gán địa chỉ tuân theo nguyên tắc: Địa chỉ của thiết bị phản ánh vị trí và vai trò của chính thiết bị đó trong mạng. Điều đó có nghĩa rằng, trong một hệ thống mạng, không được phép xuất hiện hai thiết bị có cùng địa chỉ. Một cấu trúc thứ bậc được tạo ra bởi CIDR, được IANA (Internet Assigned Numbers Authority – Bộ phận quản lý việc cấp phát địa chỉ internet) cùng các điểm đăng kí internet trực thuộc (Regional Internet Registries – RIRs) giám sát, có nhiệm vụ quản lý việc cấp phát địa chỉ Internet trên toàn thế giới. Mỗi RIR duy trì một cơ sở dữ liệu cho phép tìm kiếm công tự do WHOIS, cho phép mọi người có thể dễ dàng xác định được vị trí địa lý của một địa chỉ internet công cộng.
Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ. Các bạn đi ngang nếu được cho Lâm 1 like và 1 đăng ký kênh Youtube nhé !!