Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ. Các bạn đi ngang nếu được cho Lâm 1 like và 1 đăng ký kênh Youtube nhé !!
Plugin Polylang là plugin hỗ trợ cho việc thiết lập một website đa ngôn ngữ WordPress. Việc cài đặt và sử dụng plugin này cũng khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm một số thông tin về plugin: Làm đa ngôn ngữ với Polylang
Bài giới thiệu lần trước đã hướng dẫn cài đặt và cấu hình cơ bản nên mình sẽ không đề cập tới những phần này nữa. Bài viết này sẽ hướng dẫn một cách chi tiết hơn về cách tùy chỉnh giao diện đa ngôn ngữ với plugin Polylang.
1. Biên dịch các phần văn bản hiển thị trên trang tại: Language -> Strings translations
Tại phần này bạn có thể dịch các văn bản hiển thị theo từng ngôn ngữ khác nhau
2. Tạo và chỉnh sửa menu
Cũng tương tự như cách tạo và chỉnh sửa menu thông thường. Nếu bạn chưa nắm rõ phần này có thể xem bài viết hướng dẫn tạo menu để làm quen trước.
Tuy nhiên có một điểm khác biệt bạn phải lưu ý. Ví dụ nếu như bình thường bạn tạo một menu chính thì khi sử dụng giao diện đa ngôn ngữ với plugin Polylang bạn phải tạo nhiều menu chính khác nhau. Các menu tương ứng với các ngôn ngữ và chọn location thuộc về ngôn ngữ đó. Tương tự với các menu khác.
VD: Tạo menu chính bằng tiếng việt, lưu ý nên để tên menu rõ ràng kèm với tên ngôn ngữ để dễ dàng nhận biết.
VD: Tương tự với menu chính bằng tiếng Anh, chọn location với ngôn ngữ tương ứng.
3. Tạo và chỉnh sửa Widget
Khi tạo widget bạn sẽ phải tạo nhiều widget khác nhau tương ứng với số ngôn ngữ mà bạn cài đặt trên trang nếu bạn muốn widget có nội dung biên dịch hiển thị tại tất cả các ngôn ngữ. Chọn ngôn ngữ hiển thị tại phần The widget is displayed for của Widget.
VD về hiển thị menu danh mục sản phẩm tại cả 2 ngôn ngữ Anh và Việt
Chọn All Language với các widget hiển thị tại tất cả các ngôn ngữ.
4. Tạo và chỉnh sửa chuyên mục
Tại chuyên mục hay bất cứ taxonomy nào cũng vậy. Bạn cũng phải tạo các chuyên mục tương ứng với số ngôn ngữ mà bạn cài đặt trên trang.
VD: Tạo chuyên mục Hướng dẫn -> chọn ngôn ngữ tiếng Việt
Sau khi thêm mới sẽ xuất hiện chuyên mục ở danh sách đã được tạo. Bạn lưu ý ở phía trên có lá cờ ngôn ngữ, ở phần dấu check là bài viết hiện tại đang thuộc ngôn ngữ này.
Với các chuyên mục chưa được tạo ngôn ngữ khác thì tại cột ngôn ngữ chưa tạo có icon là dấu cộng. Khi nhấn vào sẽ chuyển sang khung thêm chuyên mục. Các trường Language và Translations đã được nhập sẵn cho đúng với chuyên mục cần tạo thêm ngôn ngữ. Bạn chỉ việc nhập thêm các trường quan trọng khác.
Sau khi thêm chuyên mục thì phần chuyên mục biên dịch sẽ hiển thị hình chiếc bút. Nhấp vào đó để vào chỉnh sửa phần chuyên mục tại cột ngôn ngữ tương ứng.
5. Tạo và chỉnh sửa bài viết
Đối với bài viết cũng tương tự như tất cả các phần trên. Cũng phải tạo các bài viết với các ngôn ngữ biên dịch khác nhau.
Cũng như trình soạn thảo bài viết với giao diện bình thường. Ở đây chỉ có một điểm khác biệt là tại cột bên phải có phần chọn ngôn ngữ và chọn bài viết biên dịch với ngôn ngữ khác.
Sau khi tạo viết bạn có thể nhấn vào nút + ở phần ngôn ngữ để tạo bài viết với ngôn ngữ tương ứng.
- Ảnh đại diện sẽ được giữ nguyên, bạn cũng có thể thay đổi nếu muốn.
- Chuyên mục cũng được chọn đúng với ngôn ngữ tương ứng mà bạn đã tạo.
- Các phần của khung ngôn ngữ sẽ nhập sẵn.
Qua bài viết này bạn đã có thể nắm rõ một cách chi tiết về cách tùy chỉnh các phần nội dung trên một giao diện đa ngôn ngữ sử dụng plugin Polylang. Bạn có thể tìm hiểu thêm các nguồn khác trên Google. Chúc bạn thành công!
Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ. Các bạn đi ngang nếu được cho Lâm 1 like và 1 đăng ký kênh Youtube nhé !!